1. An toàn giao thông và giám định tai nạn ATGT
1.1. Thực
trạng tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam
Theo báo cáo tổng kết của Cục cảnh sát giao
thông đường bộ - đường sắt tính đến hết tháng 11 năm 2010 cả nước có 1.694.575
ô tô và 31.155.154 mô tô được đăng ký cấp biển số lưu hành. Tính trung bình mỗi
năm số lượng ô tô đăng ký mới tăng khoảng 13,4% tương đương 200.000 xe/năm (xem
bảng 1.1) mức tăng cao nhất là năm
2008 tăng 25,84%, thấp nhất là năm 2006 chỉ tăng 8,34%. Về mô tô mỗi năm tăng
thêm khoảng 17,14% tương đương 2,7 triệu xe/năm. Ngoài ra còn có một số lượng
đáng kể các loại xe máy chuyên dùng của ngành giao thông vận tải và phương tiện
cơ giới của quân đội
Bảng 1.1. Đăng ký phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ
(Nguồn: Cục CSGT đường bộ - đường
sắt)
Năm
|
Tổng
số
|
Chỉ
số
|
Ô
Tô
|
Mô
Tô
|
(phương
tiện)
|
|
Tổng
số
(chiếc
)
|
Chỉ
số
|
Tổng
số
(chiếc)
|
Chỉ
số
|
2000
|
6.964.000
|
0%
|
486.000
|
0%
|
6.478.000
|
0%
|
2001
|
8.916.134
|
28,03%
|
557.092
|
14,63%
|
8.359.042
|
29,04%
|
2002
|
10.881.060
|
22,04%
|
607.401
|
9,03%
|
10.273.659
|
22,90%
|
2003
|
12.055.186
|
10,79%
|
675.779
|
11,26%
|
11.379.407
|
10,76%
|
2004
|
13.950.633
|
15,72%
|
764.528
|
13,13%
|
13.186.105
|
15,88%
|
2005
|
16.947.748
|
21,48%
|
891.104
|
16,56%
|
16.056.644
|
21,77%
|
2006
|
19.371.480
|
14,30%
|
965.455
|
8,34%
|
18.406.385
|
14,63%
|
2007
|
22.248.504
|
14,85%
|
1.073.657
|
11,21%
|
21.174.847
|
15,04%
|
2008
|
26.624.168
|
19,67%
|
1.351.080
|
25,84%
|
25.273.088
|
19,35%
|
2009
|
29.706.745
|
11,58%
|
1.510.891
|
11,83%
|
28.195.854
|
11,56%
|
2010
|
32.849.729
|
10,58%
|
1.694.575
|
12,16%
|
31.155.154
|
10,50%
|
Theo thống kê về số lượt xe
và chất lượng xe vào đăng kiểm từ năm 2005 đến
năm 2010 do Cục đăng kiểm Việt Nam cung cấp, ta thấy trung bình mỗi tháng có
khoảng 150 lượt phương tiện được kiểm tra an toàn kỹ thuật tại các trung tâm
đăng kiểm phương tiện cơ giới trong cả nước và số lượng xe vào kiểm định không
đạt chất lượng lần thứ nhất chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 21%. Nhìn vào bảng 1.2
ta thấy năm 2010 là năm có tỷ lệ số ô tô vào kiểm định không đạt cao nhất
21,92%, năm 2008 là năm có tỷ lệ số lượt ô tô vào kiểm định không đạt thấp nhất
14,3%.
Bảng 1.2. Kiểm định kỹ thuật ô tô từ 2005÷2010
(Nguồn:
Cục Đăng Kiểm Việt Nam)
Năm
|
Đơn
vị
|
Số
lượt xe vào kiểm định
|
Tỷ
lệ kiểm tra (%)
|
|
Đạt
|
Không
đạt
|
2005
|
Chiếc
|
428.405
|
79,99%
|
20,01%
|
2006
|
-
|
556.855
|
81,07%
|
18,92%
|
2007
|
-
|
789.635
|
83,10%
|
16,90%
|
2008
|
-
|
893.124
|
85,70%
|
14,30%
|
2009
|
-
|
1.137.933
|
78,805
|
21,20%
|
2010
|
-
|
1.274.084
|
78,08%
|
21,92%
|
|
|
|
|
|
|
Theo báo cáo của Cục Cảnh
Sát giao thông đường bộ - đường sắt tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt
Nam trong những năm gần đây có diễn biến phức tạp. Căn cứ vào bảng thống kê (bảng
1.3) ta thấy từ năm 2005 đến năm 2011 cả nước đã xảy ra 90244 vụ tai nạn giao
thông làm chết 77679 người. Trong đó năm
2006 là năm có số vụ và số người chết do tai nạn giao thông cao nhất là 14.318
vụ, làm chết 12.190 người, năm 2011 có số vụ tai nạn giao thông xảy ra ít nhất
là 11.000 vụ, làm chết 9.000 người. Nhìn chung, tình hình tai nạn giao thông đường
bộ ở nước ta vẫn ở mức cao, trung bình mỗi năm xảy ra trên 12.000 vụ tai nạn, cướp
đi sinh mạng của trên một vạn người, làm hàng nghìn người bị thương, ước tính
thiệt hại cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Bảng
1.3. Thống kê tai nạn giao thông ở việt nam từ 2005÷2011
(Nguồn:
Cục CSGT đường bộ - đường sắt)
Năm
|
Số vụ TNGT đường bộ
|
Số người chết
|
Số bị thương
|
Số lượng
(vụ)
|
Tốc độ tăng
(%/năm)
|
Số lượng
(người)
|
Tốc độ tăng
(%/năm)
|
Số lượng
(người)
|
Tốc độ tăng
(%/năm)
|
2005
|
14141
|
1,8
|
11184
|
10,00
|
11760
|
12,00
|
2006
|
14318
|
1,25
|
12190
|
9,00
|
10930
|
-7,1
|
2007
|
13111
|
-8,43
|
11836
|
-2,90
|
9915
|
-9,3
|
2008
|
12163
|
-7,23
|
11318
|
-4,38
|
7885
|
-20,47
|
2009
|
11798
|
-3,00
|
11091
|
-2,01
|
7654
|
-2,9
|
2010
|
13716
|
16,23
|
11060
|
-0,28
|
10306
|
34,65
|
2011
|
11000
|
-19,8
|
9000
|
-18,62
|
8000
|
-22,4
|
Đặc biệt tai nạn giao thông
liên quan tới ô tô, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng có xu hướng ra tăng gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Hình 1.1. Tai nạn giao thông
do đâm va ô tô.
Qua thống kê cho thấy 80% số
vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra (đối tượng thiệt
hại trong tai nạn của xe khách là con người và hàng hóa trên xe, ngoài ra do tình
trạng tranh giành khách, phóng nhanh vượt ẩu… nên tai nạn giao thông do xe
khách gây ra thường là tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại
lớn về người và tài sản).
Hình 1.2. Tai nạn giao thông
do xe khách gây ra.
1.2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông
- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy đã được cải thiện bởi tác động của các chiến dịch tuyên truyền rộng lớn và các đợt cao điểm xử lý vi phạm, nhưng nhìn chung người tham gia giao thông vẫn chưa thật sự tự giác chấp hành luật lệ giao thông. Nhóm vi phạm nhiều nhất là người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, vi phạm các quy tắc tránh vượt, đi không đúng làn đường, phần đường, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng bia, rượu… đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra phần lớn các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
- Phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông còn hạn chế, tuy đã được nâng cấp, cải tạo nhưng thực tế chưa đáp ứng
được nhu cầu gia tăng và khả năng lưu thông các phương tiện. Mặt khác, do đường
được nâng cấp mở rộng nên tốc độ phương tiện được cải thiện nhưng nhiều tuyến
chỉ có hai làn xe, tham gia giao thông hỗn hợp, trước khi đưa vào sử dụng chưa
được kiểm tra, thẩm định đầy đủ về an toàn giao thông nên chưa thể đáp ứng được
các yêu cầu về an toàn.
- Phát triển về phương tiện
giao thông chưa hài hòa với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển
phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có biện pháp hữu hiệu
để hạn chế phương tiện cá nhân. Phương tiện giao thông cơ giới chở quá tải còn
phổ biến gây phá hủy đường nhanh chóng và tiềm ẩn các nguy cơ gây mất an toàn
giao thông.
- Quản lý vận tải, đào tạo cấp
giấy phép lái xe còn nhiều bất cập.
1.3. Quá trình hình thành, diễn biến của một vụ tai nạn giao
thông đường bộ
1.3.1.
Giai đoạn có thể nhận thức về một vụ tai nạn giao thông
Đây là giai đoạn quan
sát của những người tham gia giao thông. Trong quá trình điều khiển phương tiện
họ có thể cảm nhận thấy một hiện tượng bất thường xảy ra với họ (bỗng nhiên có
người xuất hiện sau vật cản băng qua đường, đường bị hẹp lại; có phương tiện
quá khổ, quá tải đi ngược chiều; bất ngờ xuất hiện các chướng ngại vật trên đường...)
cần phải xử lý.
Tùy theo mức độ chú ý quan sát, kinh nghiệm của mỗi người,
mà họ có thể có nhận thức về sự nguy hiểm bất ngờ xẩy ra khác nhau cả về tính
chất sự việc xẩy ra và mức độ nhanh nhậy (thời gian) cảm nhận của mỗi người. Thời
gian của giai đoạn này khoảng 0,2 giây, phương tiện vẫn hoạt động bình thường.
1.3.2. Giai đoạn nhận
thức và tác động xử lý
Giai đoạn nhận thức hoặc có thể gọi là giai đoạn phản xạ.
Trong giai đoạn này những người tham gia giao thông đã thực sự nhận thức được một
nguy cơ, một hiện tượng khác thường đã xẩy ra, trực tiếp đe dọa sẽ gây nguy hiểm
cho bản thân họ hoặc cho một người nào đó. Giai đoạn phản xạ thường diễn ra qua
3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sau khi người điều khiển phương tiện nhận
thức có nguy hiểm xẩy ra, thần kinh trung ương chỉ đạo hệ cơ bắp của toàn thân
thực hiện các động tác phòng tránh như kêu la, đạp phanh, đánh lái hoặc nhẩy
tránh... đề phòng tai nạn xẩy ra. Thời gian này là khoảng 0,6 giây. Như vậy, từ
khi nhận thức được nguồn nguy hiểm đến khi có phản xạ để thực hiện các biện
pháp phòng tránh cụ thể đối với người bình thường là 0,8 giây. Và trong quá
trình đó, hoạt động giao thông của từng bên tham gia giao thông có liên quan đến
vụ tai nạn vẫn diễn ra bình thường.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn chậm tác dụng của các hệ thống
điều khiển cụ thể (hệ thống phanh, hệ thống lái...) đến khi các bánh xe ngừng
chuyển động khoảng từ 0,2÷0,4 giây. Các bên liên quan vẫn chuyển động bình thường.
- Giai đoạn 3: Được tính từ thời điểm các biện pháp phòng
tránh bắt đầu có hiệu lực cho đến thời điểm “không lối thoát”. Giai đoạn này
thường có những diễn biến cơ bản sau: Mặc dù, bộ phận phanh hãm, chuyển hướng...
đã có hiệu lực (bánh xe ngừng quay, xe đã chuyển hướng...) nhưng do quán tính
làm cho phương tiện vẫn bị đẩy, trượt trên đường tạo nên những vết trượt, vết phanh.
Vết trượt, vết phanh dài hay ngắn, lực gây rê ngang mạnh hay yếu, khoảng cách
rê ngang ngắn hay dài, thậm chí lật đổ xe... phụ thuộc vào: Tốc độ; Trọng lượng
của xe; Phản xạ và kỹ thuật của người điều khiển; Chất lượng phanh; Tính chất mặt
đường (độ dốc dọc, độ nghiêng mặt đường, mặt đường nhựa, đá, khô, ướt; đường
ray).
1.3.3. Điểm không lối
thoát
Đây là thời điểm người tham gia giao thông mặc dù đã cố gắng
thực hiện hàng loạt các biện pháp phòng tránh có thể, nhưng không ngăn chặn được
tai nạn xẩy ra. Thời điểm mà các bên có liên quan đến vụ tai nạn trực tiếp phải
đối mặt với một tai họa kề cận rất gần, mà họ không thể tránh khỏi. Hay nói
cách khác đây là “khoảnh khắc” xẩy ra trước thời điểm xuất hiện sự đâm va đầu
tiên trong vụ tai nạn.
Ví dụ: Một xe du lịch chạy với tốc độ 60 km/h khi phát hiện
chướng ngại vật đạp phanh đến khi dừng hẳn lại diễn ra như sau:
Giai đoạn nhận thức (0,2 giây): 3,33 m.
Giai đoạn phản xạ (0,6 giây): 9,99 m.
Sau thời gian phanh làm việc (0,2 giây): 3,33 m.
Vết phanh theo công thức: 30,87 m.
Cộng: 47,52 m.
Như vậy nếu người điều khiển phương tiện phát hiện chướng
ngại vật ở cự ly xa hơn 49,52 m (quãng đường phanh 47,52 m + khoảng cách an
toàn 2 m) tai nạn sẽ không xẩy ra. Những trường hợp chướng ngại vật được phát
hiện trong khoảng cách dưới 47,52 m thì tai nạn có thể xảy ra.
1.3.4. Điểm đụng đầu
tiên
Điểm đụng đầu tiên
trong vụ tai nạn giao thông là dấu vết để lại trên mặt đường và trên các phương
tiện có liên quan khi xẩy ra lần va chạm đầu tiên trong vụ tai nạn (các bên có
liên quan ở đây có thể là người, phương tiện tham gia giao thông hoặc chướng ngại
vật cố định như: cây cối, cột điện, nhà cửa...).
Sau sự va chạm đó, ngoài các dấu vết đầu tiên do các bên
có liên quan đến vụ tai nạn lần đầu tác động đến nhau tạo ra còn có hàng loạt
các dấu vết tiếp theo được xuất hiện do lực quán tính giữa các phương tiện, người
tham gia giao thông va đập vào nhau hoặc va đập vào các chướng ngại vật như:
cây cối, nhà cửa, đồ vật có liên quan đến vụ tai nạn, tạo nên (dấu vết đổ vỡ, lồi
lõm bong tróc, cà xước trên các phương tiện hoặc trên mặt đường; các phương tiện
giao thông, hành khách, hàng hóa bị quăng quật đổ vãi; các dấu vết xăng dầu,
máu hoặc các dấu vết sinh học khác để lại trên mặt đường hoặc trên các phương tiện
bị đâm va...).
Các dấu vết đó được hình thành theo các quy luật khách quan của vận động vật chất và có ý nghĩa lớn trong việc phản ánh chính xác quá trình hình thành, diễn biến của vụ tai nạn. Trong đó, các dấu vết xuất hiện trong lần va chạm đầu tiên giữa các bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định phần đường, của các phương tiện trước khi đâm va; tốc độ và các biện pháp xử lý của người điều khiển phương tiện trước khi đâm va... Từ đó, giúp cán bộ điều tra có cơ sở khoa học để xác định chính xác nguyên nhân, điều kiện phát sinh tai nạn, lỗi và trách nhiệm của những người có liên quan.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xẩy ra tai nạn giao thông thường do sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau cùng đan xen tạo nên, vì thế việc xác định điểm chạm đầu tiên trong một vụ tai nạn thường gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ xác định đúng điểm chạm đầu tiên còn rất thấp, nên đã dẫn đến tình trạng phân tích sai quá trình diễn biến vụ tai nạn, đưa ra các kết luận thiếu khách quan trong quá trình điều tra xử lý.
1.3.5. Giai đoạn đẩy
nhau
Đây là giai đoạn các bên có liên quan đến tai nạn đã đụng
vào nhau rồi cùng đẩy nhau đi một khoảng cách nhất định. Ở giai đoạn này thường
xẩy ra quá trình liên kết (cùng đẩy nhau đi) và quá trình giải kết (sau khi
cùng đẩy nhau đi, mỗi bên sẽ di chuyển đi mỗi nơi và dừng hẳn lại)
Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ tai nạn xảy ra mà các
bên có liên quan chỉ có quá trình liên kết, không có quá trình giải kết (sau
khi cùng đẩy nhau đi, các bên vẫn kết dính với nhau). Quá trình giải kết có hay
không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ, khối lượng, lực tác động, chiều
hướng trạng thái di chuyển của các bên trước khi đâm va...
1.3.6. Thế cuối cùng
Đây là thời điểm do không còn một lực nào nữa tác động,
nên các bên liên quan đến tai nạn đã dừng hẳn lại. Thế cuối cùng và toàn bộ dấu
vết phát sinh, hình thành qua các giai đoạn, thời điểm diễn biến nêu trên của vụ
tai nạn, tạo thành hiện trường vụ tai nạn giao thông. Quá trình điều tra vụ tai
nạn giao thông chủ yếu được bắt đầu từ công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai
nạn. Tức là trên cơ sở dấu vết, tài liệu, vật chứng... để lại trên hiện trường
vụ tai nạn (thế cuối cùng) để nghiên cứu xác định diễn biến vụ tai nạn theo
trình tự ngược lại, tìm ra: điểm đẩy nhau - điểm đụng đầu tiên - điểm không lối
thoát - giai đoạn nhận thức.
1.4.
Các tốc độ an toàn của ô tô và người đi bộ
Tốc độ an toàn của ô tô và người đi bộ là tốc độ mà tại
thời điểm phát sinh tình huống nguy hiểm người lái xe và người đi bộ vẫn có khả
năng về mặt kỹ thuật tránh không xảy ra tai nạn giao thông. Chúng ta sẽ nghiên
cứu tốc độ an toàn của ô tô và người đi bộ trong hai trường hợp ô tô và người
đi bộ chuyển động vuông góc; xiên góc với nhau.
1.4.1. Ô tô và người
đi bộ chuyển động vuông góc với nhau
Khi ô tô đang chuyển
động thẳng mà xuất hiện người đi bộ băng qua đường theo phương vuông góc với quỹ
đạo chuyển động của ô tô, phát sinh tình huống nguy hiểm. Để tránh xảy ra tai nạn
người lái xe có thể lựa chọn tốc độ an toàn như sau:
* Dừng ô tô trước vạch người đi bộ:
Hình
1.3. Ô tô phanh tránh va chạm với người đi bộ.
* Ô tô tăng tốc vượt qua vạch người đi bộ trước thời điểm
người đi bộ chạm vào hành lang động của ô tô:
Hình
1.4. Ô tô vượt qua quỹ đạo chuyển động của người đi bộ.
* Người đi bộ tăng tốc vượt qua hành lang động của ô tô
trước thời điểm ô tô chạm vào vạch người đi bộ:
Hình
1.5. Người đi bộ vượt qua hành lang động của ô tô.
Có 5 tốc độ an toàn: Vat1;
Vat2; Vat3; Vat4; Vat5.
Hình
1.6. Đồ thị biểu diễn các vận tốc an toàn.
1.4.2. Ô tô và người đi bộ chuyển động
xiên góc với nhau
Trong
trường hợp này chúng ta tính toán tốc độ an toàn của ô tô và người đi bộ trong
trường hợp người đi bộ và ô tô có quỹ đạo chuyển động không vuông góc.
Hình 1.7. Sơ đồ chuyển động xiên góc
của người đi bộ.
a. Vận tốc an toàn thứ nhất (Vat1)
Hình 1.8. Sơ đồ xác định vận tốc an
toàn thứ nhất khi chuyển động xiên.
b. Vận tốc an toàn thứ hai (Vat2)
Hình 1.9. Sơ đồ xác định vận tốc an
toàn thứ hai khi chuyển động xiên.
Hình 1.10. Đồ thị biểu diễn vận tốc
an toàn khi chuyển động xiên.
1.5. Xác định tốc độ ô tô trước khi va chạm
theo khoảng cách giữa ô tô và người đi bộ ở thế cuối cùng
Do khối lượng của người đi bộ tương
đối nhỏ so với khối lượng của ô tô và do kết cấu nhằm nâng cao tính an toàn bị
động của ô tô nên khi bị đâm người đi bộ bị hất văng lên nắp ca-bô phía trước
xe sau đó sẽ chuyển động theo phương nằm ngang rồi rơi xuống đất theo quỹ đạo
parabol. Sau khi chạm đất thì người đi bộ vẫn còn lăn trượt trên mặt đất thêm
một đoạn trước khi dừng hẳn.
Hình 1.11. Mô hình va chạm giữa ô tô
và người đi bộ.
Người đi bộ được đơn giản hóa thành
mô hình một bậc tự do với chiều cao trọng tâm là h. Vấn đề đặt ra là xác định
vận tốc bị đâm nhờ khoảng văng của người đi bộ:
- Giai đoạn người bay tự do, ta có:
- Giai đoạn người trượt trên mặt đất, do tác dụng của lực
ma sát làm vận tốc của người chuyển động chậm dần tới khi dừng hẳn ta có:
Trong đó: f là hệ số ma
sát.
- Từ đó, ta xác định được chiều
dài khoảng văng :
Vậy với khoảng văng X đã xác định tại hiện trường phương
trình tính khoảng văng có thể được viết dưới dạng phương trình bậc 2 một ẩn VC
như sau:
Giải ra ta xác định được vận tốc người bị đâm khi va chạm:
2.
Một số bài toán về an toàn chuyển động của ô tô
2.1. Xác định quãng đường ô tô dừng
Hình 2.1. Đồ thị gia tốc và quãng
đường dừng.
Bảng
2.1. Công thức tính
Trong đó:
tr: Thời gian phản ứng.
ta: Thời gian chậm tác
dụng của hệ thống phanh.
ts: Thời gian gia tốc
phanh tăng từ 0 đến cực đại.
tp: Thời gian phanh với
gia tốc phanh cực đại.
tvz: Thời gian trễ:
jp,
m/s2
|
Tốc
độ ô tô trước khi phanh, km/h
|
10
|
30
|
50
|
60
|
70
|
80
|
90
|
100
|
120
|
140
|
160
|
180
|
200
|
|
Quãng đường di chuyển của ô
tô trong thời gian trễ 1 s,
m
|
2,8
|
8,3
|
14
|
17
|
19
|
22
|
25
|
28
|
33
|
39
|
44
|
50
|
56
|
|
Quãng
đường dừng, m.
|
4,4
|
3,7
|
16
|
36
|
48
|
62
|
78
|
96
|
115
|
160
|
210
|
270
|
335
|
405
|
5
|
3,5
|
15
|
33
|
44
|
57
|
71
|
87
|
105
|
145
|
190
|
140
|
300
|
365
|
5,8
|
3,4
|
14
|
30
|
40
|
52
|
65
|
79
|
94
|
130
|
170
|
215
|
265
|
320
|
7
|
3,3
|
13
|
28
|
36
|
46
|
57
|
70
|
83
|
110
|
145
|
185
|
230
|
275
|
8
|
3,3
|
13
|
26
|
34
|
43
|
53
|
64
|
76
|
105
|
135
|
170
|
205
|
250
|
9
|
3,2
|
12
|
25
|
32
|
40
|
50
|
60
|
71
|
95
|
125
|
155
|
190
|
225
|
2.2. Xác định quãng đường vượt an toàn
Hình
2.2. Xác định quãng đường vượt qua.
Trong đó:
S1, S2: Khoảng cách an toàn giữa 2
ô tô, m.
SH: Quãng đường dịch chuyển của ô tô vượt, m.
SL: Quãng đường dịch chuyển của ô tô vượt và ô
tô bị vượt trong thời gian vượt, m.
L1, L2: Chiều dài của ô tô bị vượt
và ô tô vượt, m.
- Quãng đường dịch chuyển của ô tô vượt:
SH = S1 + S2 + L1 + L2
- Quãng đường dịch c SH = S1 + S2 huyển của ô tô vượt và ô tô bị vượt
trong thời gian vượt:
Trong đó:
tu: Thời gian vượt, s.
vL: Tốc độ của ô tô bị vượt, km/h.
- Quãng đường vượt: SU = SH + SL
a. Vượt với tốc độ
không đổi
Ở trên đường có từ hai làn đường trở lên, một ô tô chỉ vượt
được một ô tô khác khi nó đạt được tốc độ lớn hơn ô tô bị vượt.
Thời gian vượt lúc này được
tính bằng:
Quãng
đường vượt:
Trong đó: vH: Tốc
độ của ô tô vượt, km/h.
b. Vượt với gia tốc
không đổi
Trên đường hẹp,
trong hầu hết các trường hợp, tốc độ của xe bị vượt phải được giảm so với tốc độ
của xe vượt, sau đó xe vượt tăng tốc một cách linh hoạt để hoàn thành quá trình
vượt. Gia tốc đạt được phụ thuộc vào công suất của động cơ, trọng lượng của xe,
tốc độ và kỹ năng của người lái. Gia tốc này nằm trong khoảng từ 0,4÷0,8 m/s2
và có thể đạt được 1,4 m/s2 ở tay số thấp.
Giả sử rằng gia tốc không đổi trong suốt quá trình vượt,
khi đó thời gian vượt được tính như sau:
Trong thời gian này xe bị vượt đi được quãng đường là:
Khi đó quãng đường vượt được tính theo công thức sau:
Ví dụ:
Tìm điểm giao của đường a = 0,4 m/s2 và SH
= 15+15+10+5 = 45 m trên đồ thị bên trái. Dóng sang đồ thị bên phải có được tu
= 15 s, SL = 210 m.
Nên Su = SH + SL = 255 m.
Hình
2.3. Đồ thị xác định quãng đường vượt.
2.3. Phương pháp tránh vật cản bằng
đổi hướng chuyển động
Một
trong các biện pháp lái xe thường làm để tránh va chạm với vật cản là đưa ô tô
ra khỏi vùng nguy hiểm bằng cách đổi hướng chuyển động. Trong quá trình vòng
tránh vật cản, lái xe có thể kết hợp với phanh, tuy nhiên cường độ phanh phải
thấp để tránh bánh xe bị trượt làm mất tính dẫn hướng. Trong phần này, chúng ta
sẽ xét quá trình đổi hướng chuyển động không phanh; quá trình vòng tránh thể
hiện trên hình 2.4. Tại A, ô tô đang chuyển động thẳng lái xe phát hiện ra
chướng ngại vật và quyết định vòng tránh, sau thời gian phản xạ và thời gian
chậm tác dụng của hệ thống lái xe bắt đầu chuyển động tại B. Giai đoạn BC là
giai đoạn ô tô đổi hướng chuyển động để vòng tránh. Có 2 phương pháp đổi hướng
chuyển động: vào cua – ra cua và phương pháp chuyển làn (hình 2.5). Với cùng
điều kiện phát hiện vật cản và kích thước vật cản Bc, phương pháp
“vào cua - ra cua” có bán kính quay vòng lớn hơn kiểu chuyển làn, do đó độ ổn
định ngang tốt hơn. Tuy nhiên, góc lệch quỹ đạo cuối giai đoạn vòng tránh lớn,
ô tô dễ bị trượt ra khỏi đường do dó phương pháp này phải kết hợp với phanh để
đảm bảo kết thúc quá trình vòng tránh vận tốc ô tô bằng 0, hoặc nhỏ nhất có thể
để đảm bảo ô tô không bị trượt ra khỏi đường. Trong phần này, chúng ta xem xét
đổi hướng chuyển động không phanh, do đó để đảm bảo an toàn phải sử dụng phương
pháp chuyển làn, khi đó ô tô an toàn ở bất kỳ vận tốc nào khi kết thúc vòng
tránh.
Hình 2.4. Quá trình tránh vật
cản.
Hình 2.5. Các kiểu đổi hướng
chuyển động:
a,Vào
cua - ra cua; b, Chuyển làn.
Chúng
ta chỉ xem xét điều kiện đổi hướng chuyển động an toàn đối với vật cản, không
xem xét
với đối tượng thứ 3. Do đó, để đảm bảo đổi hướng chuyển động an toàn (thành
công) thì ô tô phải quay vòng với bán kính
quay vòng cần thiết để đảm bảo không va chạm vào vật cản và vận tốc giới hạn lật với bán kính quay vòng đó phải lớn
hơn vận tốc chuyển động của ô tô. Để đơn giản hóa, bỏ qua giai đoạn góc quay vòng của bánh ô tô dẫn
hướng tăng dần đến giá trị lớn nhất và thời gian đánh lái ngược lại,
nghĩa là các điểm A và B; C, D và C'; B' và A' trùng nhau (hình 2.5b). Với giả thiết này làm tăng bán kính quay cần thiết, tính ổn
định lật tốt hơn. Sơ đồ chuyển làn đơn giản hóa thể hiện trên hình 2.6. Do tính chất đối xứng, bán kính quay vòng cần
thiết tính đến điểm xa nhất của đầu
xe để đảm bảo ô tô tránh được chướng ngại vật được xác định theo công thức sau:
Trong đó: Bc - bề rộng của chướng ngại vật kể từ cạnh ngoài
của ô tô theo hướng ô tô chuyển hướng; S - khoảng cách từ ô tô đến chướng
ngại vật tại thời điểm lái xe phát hiện; S1 - là quãng đường ô tô tiếp
tục chuyển động thẳng trong thời gian phản xạ của lái xe và thời gian chậm tác
dụng của hệ thống lái thống lái t1. Trong
thời gian t1 ô tô chuyển động đều
với vận tốc Vo, do đó S1 = VO x t1.
Hình 2.6. Quỹ đạo chuyển động
của ô tô khi chuyển làn với mô hình đơn giản hóa.
Thời
gian phản xạ của lái xe trong trường hợp đổi hướng chuyển động thường lớn hơn từ
10% ÷ 20% so với trường hợp phản xạ phanh, thời gian chậm
tác dụng của hệ thống lái có trợ lực của ô tô khách thường nằm
trong khoảng 0,8s ÷ 1,2s. Thời gian t1 phụ thuộc vào kết cấu và tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái, phụ thuộc vào trạng
thái của lái xe.
Khoảng
cách S phụ thuộc sự suất hiện của chướng ngại vật và tầm nhìn của lái
xe. Tầm nhìn của lái xe phụ thuộc điều kiện cơ sở hạ tầng giao
thông, phụ thuộc sự chiếu sáng khi ô tô chuyển động trong đêm. Tầm nhìn lái xe
khi ô tô chuyển động trong đêm dao động trong khoảng 38m ÷
60m tùy thuộc vào màu của chướng ngại
vật và sử dụng đèn chiếu xa hay chiếu gần.
Bán
kính quay vòng cần thiết tính đến trọng tâm ô tô (RG)
được xác định theo bán kính quay vòng tính đến điểm xa nhất
trên đầu xe và phụ thuộc vào kích thước
hình
học và tọa độ trọng tâm của ô tô, theo mối
quan hệ hình học ta có:
Trong đó: L - chiều dài cơ sở; L1 - phần chìa trước của ô tô; Bo - chiều rộng toàn bộ; b - khoảng cách từ trọng tâm đến trục sau.
Vận tốc giới hạn lật
khi ô tô quay vòng đều với bán kính không đổi RG được
xác
định theo công thức:
Trong đó:
B -
tâm vết bánh xe, giả thiết tâm vết bánh trước, sau bằng nhau B1 =
B2 = B.
g - gia tốc trọng trường.
hg - chiều cao trọng tâm ô tô.
β - hệ số kể đến ảnh hưởng của hệ thống treo đến khả năng ổn định lật ngang, đối với ô tô khách β
= 0.85 ÷ 0.95.
Các điều kiện trên là các điều kiện
đảm bảo đổi hướng chuyển động an toàn.
c. Ảnh hưởng của các yếu tố đến điều kiện đổi
hướng chuyển động an toàn
Theo các công thức trên
bán kính quay vòng cần thiết tính đến trọng tâm của ô tô để đảm bảo ô tô tránh được vật cản phụ thuộc vào vận
tốc chuyển động của ô tô thể hiện trên hình 2.7.
Khi vận tốc Vo tăng thì bán kính quay vòng cần thiết cản giảm,
do đó tính ổn định lật của ô tô giảm, vùng đổi
hướng chuyển động an toàn Vo <= 56.36km/h = Vo*
Hình
2.7. Vùng vận tốc đổi hướng chuyển động an toàn:
S = 50 m; Bc = 2,5 m; t1
= 1,5 s; hg = 1,5 m.
Hình
2.8a thể hiện vùng vận tốc đổi hướng chuyển động an toàn Vo* và bán kính quay
vòng cần thiết tương ứng RG của ô tô phụ thuộc vào tầm nhìn của lái xe. Khi
ô tô chuyển động trong đêm tầm nhìn của lái xe
dao động trong khoảng 36m ÷ 60m tùy thuộc vào sử dụng đèn chiếu xa hay chiếu gần
và màu của đối tượng quan sát. Với ô tô có chiều cao trọng tâm 1.5m, tầm nhìn
36m thì vận tốc giới hạn an toàn chuyển động khoảng 40km/h, với
điều kiện phản xạ của lái xe và tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái bình thường
t1 = 1.5s.
Hình
2.8. Ảnh hưởng của S, hg ,
t1 đến vùng vận tốc đổi hướng chuyển động an toàn
Vo* và bán kính quay
vòng cần thiết tương ứng RG với Bc = 2.5m:
a,
t1 =1,5s; hg = 1,5m, b, S = 36m;
tg = 1,5m , c, S =36m;
hg = 1,5m.
Khi thời gian phản xạ
(và/hoặc thời gian chậm tác dụng của hệ thống lái) tăng thì vùng vận tốc đổi hướng chuyển động an toàn và bán kính quay
vòng cần thiết tương ứng giảm, với t1 =
2s thì Vo* =35 km/h (hình 2.8c).
Thời gian t1 phụ thuộc vào trạng
thái của lái xe (mệt mỏi, buồn ngủ, uống bia
rượu khi lái xe...) và trạng thái kỹ thuật của hệ thống lái. Hình 2.8b, thể hiện
sự phụ thuộc của Vo*
vào chiều cao trọng tâm của ô tô, khi chiều
cao trong tâm tăng thì vận tốc giới hạn lật giảm. Với cùng tầm nhìn thì bán
kính quay vòng cần thiết RG tăng do S1 giảm.
Bùi Văn Tấn (nguồn PGS.TS Nguyễn Văn Bang-ĐH GTVT HN)